Bức ảnh lịch sử của chiến tranh
Một sáng mùa hè năm 1963, Tổng thống Mỹ Kennedy đang nói chuyện với Bộ trưởng Tư pháp, trên tay cầm tờ báo. Chợt ông thốt lên: "Ôi lạy Chúa!", Ông vừa thấy bức ảnh một hòa thượng ngồi xếp bằng tự thiêu giữa đống lửa rừng rực.
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối đàn áp Phật giáo năm 1963. Ảnh: Malcolm Browne
Tổng thống Mỹ gọi Henry Cabot Lodge, người sắp đến Sài Gòn làm đại sứ, và nói: “Những điều như thế này cần phải chấm dứt”. Đó cũng là thời điểm sự ủng hộ của Mỹ đối với chính quyền Ngô Đình Diệm kết thúc. Chính quyền họ Ngô bị lật đổ sau vào tháng 11 cùng năm; ông Ngô Đình Diệm cùng em trai bị hạ sát.
Sau này Kennedy nhận xét: "Không một bức ảnh báo chí nào trong lịch sử lại gây nên xúc cảm mạnh mẽ trên khắp thế giới như tấm ảnh này".
Nữ nghệ sĩ người Thụy Điển Sanna Dullaway, người chuyên thực hiện các dự án phục hồi ảnh cũ, và tô màu sắc cho những bức ảnh đen trắng nổi tiếng, sau này đã tô màu bức ảnh lịch sử này, để người xem thấy được cảnh tượng chân thực hơn về màu sắc.
Nhà sư trong bức ảnh đó là Hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã chọn cái chết để bảo vệ Phật giáo trước sự đàn áp của chính quyền ở miền nam Việt Nam lúc bấy giờ. Tác giả của bức ảnh là Malcolm Browne, khi đó là phóng viên 32 tuổi của AP, là phóng viên phương Tây duy nhất ghi lại quá trình tự thiêu của bồ tát Thích Quảng Đức. Bức ảnh được trao giải Pulitzer năm 1964.
Bí ẩn trái tim không bị đốt cháy
Một sự kiện đáng kinh ngạc là khi nhục thân của Hòa thượng đã biến thành tro nhưng kỳ lạ là trái tim của Ngài thì vẫn còn nguyên vẹn. Quả tim tiếp tục được đưa vào lò thiêu với nhiệt độ 4.000 độ C nhưng vẫn không cháy, hóa thành một khối rắn như đá, hình hài nguyên vẹn.
Trong khi thầy Quảng Đức ngồi Thiền để tự thiêu thì thầy đã dùng lửa Tam Muội, một thứ nội hỏa, đốt đi trái tim của mình, khiến trái tim đã hóa thạch mà lửa thường không thể đốt nổi. Lửa Tam Muội đã khiến trái tim Thầy Quảng Đức thành Kim Cang bất hoại"?
Đây là câu hỏi không những ám ảnh những người bình thường mà còn ám ảnh đối với nhiều khoa học gia, nhiều nhà thần học cũng như các nhà nghiên cứu về những điều kỳ diệu của thế giới vô hình. Tuần qua, nhật báo Người Việt Hoa Kỳ đã đăng tải bài viết của ông Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả, trong đó tác giả đã trình bày lý do vì sao trái tim của Thầy Quảng Đức vẫn còn nguyên vẹn sau khi nhục thể của Thầy bị thiêu thành tro bụi trong lửa đỏ.
Bàng hoàng, xúc động chư tôn đức trong Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo đã hội ý và quyết định cung thỉnh “Trái tim bất diệt” của Bồ tát trở về chùa Xá Lợi để tôn thờ.
Trái tim còn lại sau khi thiêu.
Vào chiều ngày 16-6-1963, trái tim ấy tiếp tục được thiêu thêm 6 giờ nữa. Sáng ngày hôm sau, một sư thầy trẻ tay cầm trái tim mầu nâu cứng với nước mắt đầm đìa, nói rằng đã thiêu thêm lò điện không chỉ 6 mà đến 10 tiếng đồng hồ nhưng trái tim vẫn còn, nên đành chịu mà phải mang về. Nhiều người đã tự giải thích rằng, trong khi Thầy Quảng Đức ngồi Thiền để tự thiêu thì Thầy đã dùng lửa Tam Muội là một thứ nội hỏa đốt đi trái tim của mình, khiến trái tim đã hóa thạch mà lửa thường không thể đốt nổi. Lửa Tam Muội đã khiến trái tim Thầy Quảng Đức thành Kim Cang bất hoại.
Do trái tim đã trở thành biểu tượng đấu tranh bất bạo động của Phật giáo, chính quyền rất lo sợ và tìm mọi cách đánh cắp trái tim để dập tắt phong trào đấu tranh này.
Không những thế, một vài thế lực ngoại quốc cũng manh nha đánh cắp trái tim ấy. Nhưng ngay trong đêm mật vụ xông vào áp đảo nhà chùa để lấy đi trái tim thì nhà chùa đã được mật báo trước. Không những thế, Hòa thượng Trí Quang cũng dự đoán trước được tình hình nên khi có biến cố, ông đã ôm trái tim nhảy qua bên kia hàng rào vào Toà Đại sứ của Mỹ tại Sài Gòn và trốn thoát được.
Còn về trái tim giả, hay còn gọi là trái tim mô phỏng thì hiện tại vẫn còn được lưu giữ tại Tổ đình Quán Thế Âm. Trái tim mô phỏng ấy được Thượng toạ Đồng Bổn miêu tả là rất khác với trái tim thật vì nó to lớn hơn. Trong khi trái tim thật sau nhiều lần nung thì chỉ còn to hơn hạt mít, màu nâu đen.
Chừng ấy thời gian, hình ảnh "trái tim bất tử" của vị hòa thượng đi vào tâm thức của người dân, nó trở nên màu nhiệm và thần bí hơn. Do đó, nhiều người muốn tìm cách để lý giải hiện tượng phi thường này. Tuy nhiên, dù có lý giải theo khía cạnh nào đi nữa, với nhiều người, "trái tim bất tử" là một biểu tượng rất thiêng liêng.