Vào thứ năm, ngày 14/12/2017, bộ sưu tập này sẽ được thể hiện đầy đủ khi bảo tàng trung ương London tái trưng bày bộ sưu tập lớn nhất của mình cho công chúng sau hai năm cải tạo.
Gallery Trung Quốc và Nam Á Sir Joseph Hotung sẽ đem đến nhiều câu chuyện, người quản lý cho hay, với nhiều hiện vật lần đầu tiên được trưng bày.
“Đây là gallery dài nhất trong bảo tàng – 115m – dài bằng đường pitch sân bóng đá – và ý tưởng của chúng tôi đó là biến nó trở nên dễ dàng tiếp cận hơn”, Jane Portal, người phụ trách bảo tàng cho hay.
Công tác sửa chữa và tái trưng bày cũng đồng nghĩa với điêu khắc Amaravati – vốn được lưu trữ trong những căn phòng riêng biệt – được trưng bày trở lại. “Chúng quan trọng không khác gì đá cẩm thạch Parthenon nhưng mọi người lại không biết nhiều về chúng”, Portal phát biểu.
Thần vũ đạo Shiva Nataraja. (Ảnh: Bảo tàng Anh quốc)
T Richard Blurton, người đứng đầu bộ phận Nam Á của Bảo tàng Anh quốc, nói thêm: “Để có thể trưng bày chúng một cách ấn tượng hơn và không gây ra bất cứ xáo trộn nào được sử dụng ở bảo tàng này là một cải tiến vô cùng to lớn của chúng tôi”.
Các tác phẩm điêu khắc đá, hơn 120 hiện vật trong số này, có niên đại từ thế kỉ 1 – 3 sau công nguyên, được dùng để trang trí trên đại lăng mộ Amaravati – một trong những di tích Phật giáo quan trọng nhất trên thế giới. Đây là bộ sưu tập lớn nhất của điêu khắc Ấn Độ thời kì đầu bên ngoài Nam Á.
Công tác nâng cấp được tài trợ bởi Hotung, 25 năm sau khi ông quyên tiền và hiện vật cho gallery để nó được trưng bày theo tên ông. “Làm điều đó hai lần trong đời mình là một điều tuyệt vời”, Portal chia sẻ.
Bảo tàng có một dự án lớn, bao gồm việc thay thế mạng điện, hệ thống sưởi, nền nhà, hệ thống thông gió cũng như sửa chữa các hoa văn trang trí trên trần nhà.
(Ảnh: Bảo tàng Anh quốc)
Bảo tàng cũng sẽ trưng bày những hiện vật thuộc Trung Quốc, Nam Á theo biên niên sử. Những hiện vật cổ nhất từ Trung Quốc có niên đại 5000 năm trước công nguyên; từ Nam Á (ngày nay là Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Nepal) có niên đại 1.500 năm trước.
Nhiều bức tranh vô cùng hiếm cũng được trưng bày, trong đó có những bức tranh Phật giáo đã được phát hiện năm 1907 trong một thư phòng bí ẩn ở khu hang động Mạc Cao, gần Đôn Hoàng – tây bắc Trung Quốc. Có niên đại từ năm 910 sau công nguyên, những bức tranh này đã nằm giữa nhiều thư tịch, sách vở bị che giấu và lãng quên hàng trăm năm.
Gallery nói trên (phòng 33 trong Bảo tàng Anh quốc) đã được tái khai trương bởi Nữ hoàng hôm 08/11/2017, chính xác 25 năm sau khi Nữ hoàng khai trương nó lần đầu. Gallery hoàn thiện sẽ được mở cho công chúng vào ngày 14/12/2017.
Tuy nhiên, công việc sửa chữa cũng đã cho thấy một vấn đề của bảo tàng: nhiều hiện vật của các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Căm-pu-chia, Myanmar và Indonesia hiện đã bị thất lạc. Điều gì đã xảy ra với chúng vẫn là một câu hỏi để ngỏ.