A Nan Thất Mộng Kinh
(Tam Tạng Trúc Đàm Vô Lan nước Thiên Trúc dịch vào thời Đông Tấn)
Ngài A Nan, đệ nhất đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni trong 27 năm. Một hôm, Phật ở tại giảng đường nơi thành Xá Vệ của vua Ba Tư Nặc, A Nan đứng hầu, trên mặt lộ vẻ buồn lo. Phật hỏi vì sao ra như vậy, A Nan mới thưa rằng trong một đêm, Tôn giả nằm mộng thấy bảy việc kỳ lạ cổ quái khiến lòng hoang mang lo sợ. Phật liền hỏi:
- Ông nằm mộng thấy bảy việc gì?
- Bạch Thế Tôn:
Lúc ấy, Tôn giả A Nan đem những điềm mộng này đến hỏi Phật. Đức Thế Tôn đang thuyết pháp ở giảng đường Phổ Hội. Ngài nói pháp về bốn đế khổ – tập – diệt – đạo cho vua Ba Tư Nặc nghe. Vì trông thấy trên mặt A Nan hiện ra vẻ buồn lo sầu khổ không thể nói, nên Phật bảo ông: “Những điềm mộng mà ông đã thấy đều là điềm ứng hiện của năm trược đời ác ở mai sau, không có gì tổn hại đến ông đâu! Thế thì tại sao ông phải lo buồn?”.
Đức Phật mỉm cười nhân hậu và giải thích:
- Này A Nan! Bậc Thánh vốn không nói chuyện mộng mị. Nhưng mộng của ông quả thật kỳ quái.
Ngài A Nan, đệ nhất đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni trong 27 năm. Một hôm, Phật ở tại giảng đường nơi thành Xá Vệ của vua Ba Tư Nặc, A Nan đứng hầu, trên mặt lộ vẻ buồn lo. Phật hỏi vì sao ra như vậy, A Nan mới thưa rằng trong một đêm, Tôn giả nằm mộng thấy bảy việc kỳ lạ cổ quái khiến lòng hoang mang lo sợ. Phật liền hỏi:
- Ông nằm mộng thấy bảy việc gì?
- Bạch Thế Tôn:
Lúc ấy, Tôn giả A Nan đem những điềm mộng này đến hỏi Phật. Đức Thế Tôn đang thuyết pháp ở giảng đường Phổ Hội. Ngài nói pháp về bốn đế khổ – tập – diệt – đạo cho vua Ba Tư Nặc nghe. Vì trông thấy trên mặt A Nan hiện ra vẻ buồn lo sầu khổ không thể nói, nên Phật bảo ông: “Những điềm mộng mà ông đã thấy đều là điềm ứng hiện của năm trược đời ác ở mai sau, không có gì tổn hại đến ông đâu! Thế thì tại sao ông phải lo buồn?”.
Đức Phật mỉm cười nhân hậu và giải thích:
- Này A Nan! Bậc Thánh vốn không nói chuyện mộng mị. Nhưng mộng của ông quả thật kỳ quái.
Bảy giấc mơ của tôn giả A Nan cũng chính là lời dự ngôn cho Phật giáo trong thời mạt Pháp. Có nhiều tăng ni, mang danh là ‘đệ tử Phật’ nhưng không còn tuân thủ giới luật, không theo lời dạy của Phật, cũng không còn chân chính thực tu. Họ coi thường giới luật, chạy theo danh lợi, khiến giáo pháp của Phật bị hủy hoại từ bên trong.
Đó là tiếng chuông cảnh tỉnh mọi người rằng Phật Pháp SUY VI không phải do ngoại đạo hay do mạt pháp mà là do Tăng-Ni, Phật tử “MẠT TÂM”. Thực trạng Tăng lữ phá Giới, tà dâm – lợi dưỡng, buôn Kinh bán Phật, lạm dụng Phật Pháp làm kế sinh nhai… diễn ra nhan nhãn khắp nơi; còn Phật tử thì thiếu Chánh Kiến – Chánh Tín, thường hay mê tín cầu xin, lại nhẹ dạ – cả tin – thần thánh hóa tu sĩ xuất gia đến nỗi mù quáng mà không phân biệt tỏ tường bậc Chơn tu với Tà sư – giả tu, vô tình tiếp tay nuôi dưỡng cho Tà hạnh và Ma sự ngày càng phát triển ở chốn Phật môn…, tất cả tạo thành PHÁP NẠN vô cùng nhức nhối hiện nay, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh cao quý – giải thoát vốn có của Đạo Phật trong mắt mọi người, từ đó thiêu rụi tín tâm, duyên lành hướng về Tam Bảo, phát tâm Bồ-Đề của biết bao người muốn hướng về Phật tu hành giác ngộ.
Đạo Phật chỉ nhìn vào nhân tâm chứ không nhìn vào hình thức, khoác áo thầy tu mà chẳng chân tu thì cũng chỉ là một người bình thường mà thôi. Cũng giống như trong Lục Tổ Đàn Kinh đã viết: “Thánh nhân cầu tâm bất cầu Phật, ngu nhân cầu Phật bất cầu tâm”, nghĩa là: Bậc Thánh nhân cầu tâm chẳng cầu Phật, kẻ ngu muội chỉ cầu Phật chẳng cầu tâm…
Người thời nay học sai, hiểu sai và thực hành sai giáo pháp của Phật, cũng như học nhiều mà không thực hành chỉ nói suông nên không đủ đạo lực để cứu lấy chính mình và phá trừ ngoại đạo tà kiến, nên mới khiến cho quần chúng, Phật Tử sanh nghi ngờ nơi Tam Bảo, mới dễ bị ngoại đạo thuyết phục bằng nhiều cách như tiền tài danh lợi, chạy theo tà kiến si mê lầm lạc trái nhân trái quả của họ. Thật đáng buồn thay!
Do vậy bổn phận của người đệ tử Phật là phải học cho kỹ về lời dạy của đức Phật, chư Tổ giác ngộ đi trước, và thiện tri thức cùng minh sư trong hiện tại, và y như pháp mà thực hành. Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật. Có như vậy thì đức hạnh của mỗi người tự lang tỏa và chang hòa khắp muôn phương, chúng sanh đều được nhờ nương lợi lạc, vững tâm, chánh tín, và thành kính đối với Tam Bảo, làm đẹp cho đời cho đạo trong hiện tại và mãi tận đời vị lai.
Muốn cùng nhau lăng chuyển bánh xe chánh pháp của Phật, người đệ tử Phật phải có Tu Đức, nghĩa là mỗi người Phật Tử bất luận tại gia hay xuất gia đều phải có sự thực hành và áp dụng Phật Pháp vào đời sống hằng ngày, hơn là tin và nói suông. Xuất gia thì nỗ lực học đạo tham thiền, tầm cầu minh sư khai mở đạo nhãn, nhiếp tâm nơi chỗ một niệm chưa sanh, quyết làm tròn chí nguyện xuất gia ban đầu, tức thượng cầu giác ngộ, dưới hóa độ chúng sanh (Thượng Cầu Hạ Hóa), lấy giác ngộ giải thoát làm mục tiêu và sự nghiệp duy nhứt của đời mình (Duy Tuệ Thị Nghiệp). Tại gia thì chăm lo việc làm tròn bổn phận cho gia đình, xã hội, và bổn phận của người Phật Tử tức là một đời Quy Y Phật, Pháp, Tăng Tam Bảo, quyết chẳng theo thầy tà bạn ác, bỏ ác làm lành giữ tâm trong sạch, thân cận chư tăng để học hỏi và trợ giúp các ngài tu đạo, hoằng pháp, lợi sinh. Mỗi bên ai nấy đều tròn bổn phận tu đức, hổ trợ lẫn nhau cùng nhau lang tỏa giới đức, thì mùi hương của đức hạnh tự tỏa khắp muôn phương, những ngọn đèn trí tuệ tự sẽ thắp sáng khắp những nẽo đường đen tối, khiến chúng sanh có chỗ nương về, và rồi chính họ cũng tự thắp sáng ngọn đèn trí tuệ của chính họ, được an vui giải thoát thật sự.
Tất cả những gì đức Phật để lại, đó chỉ là những hình thức giáo dục, nhằm giáo dục cho một đối tượng nào đó, không phải là ‘chân lý’. Nhưng ngang qua những hình thái giáo dục này, sẽ cho chúng ta một đạo lý. Cái đạo lý đó là chân lý, là cái ‘bất biến’ là tinh thần giáo dục của đức Phật. Đó là lý do tại sao trong ‘Kinh Thiện Pháp’. Đức Phật yêu cầu một người xuất gia phải hoàn thiện 7 điều kiện cần thiết này, hay nói đúng hơn một người xuất gia muốn thành tựu mục đích ‘Thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sinh’ thì phải thành tựu (1) biết pháp, (2) biết nghĩa, (3) biết thời, (4) biết tiết độ, (5) biết mình, (6) biết chúng hội và (7) biết sự hơn kém của người. Nó là điều kiện cơ bản cho việc tự lợi và lợi tha, là bổn phận và trách nhiệm của người xuất gia.
Thiết nghĩ người tu Phật chúng ta, tại gia cũng như xuất gia, hãy nghiêm trì Giới luật, sống đời phạm hạnh – thiểu dục tri túc, an bần thủ đạo, tinh tấn dụng công (niệm Phật, tham thiền, trì chú), tu hành miên mật, đừng giải đãi – hý luận – buông lung – lười biếng; hãy thắp lên tinh thần Bi-Trí-Dũng để gạn đục khơi trong, hồi Tà hiển Chánh, thanh trừng bọn Tà sư – giả tu, trả lại sự tôn nghiêm cao quý nơi Tam Bảo cho thập phương chúng sanh tầm về nương tựa tu hành, như lời Phật dạy năm xưa: “Sau khi Ta nhập diệt, các con hãy lấy Giới luật làm Thầy, tự đốt đuốc Trí huệ mà đi, nương theo Diệu Pháp Như Lai mà tu hành, tự giác – giác tha – giác hạnh viên mãn. Các con, những đệ tử của Ta, hãy cùng nhau Hộ trì Phật Pháp, đừng để đoạn diệt”. Làm được vậy tức đã góp phần CHẤN HƯNG – HỘ TRÌ Phật Pháp, không phụ ƠN PHẬT, không hổ thẹn là CON PHẬT.
Mong sao những ai đang lầm đường lạc lối sớm tỉnh giác mà sám hối, ăn năn, điều phục thân tâm tu hành chơn chánh!
Mong sao tất cả chúng ta hãy chân thật tự xét lại mình, với sự tu hành và bổn phận của một người CON PHẬT đối với Đạo Pháp, đã làm tròn và xứng đáng với CHƯ PHẬT hay chưa?…
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
An cư PL 2563