Một bản copy của “Tâm kinh” trên bia đá ở vùng nông thôn Fangshan, Bắc Kinh, do Huyền Trang dịch. Phiên bản này có tuổi đời hơn 1.300 năm.
“Tâm kinh” có nhiều ảnh hưởng khắp Trung Quốc và Đông Á. Bộ kinh này có nhiều cách diễn giải nhưng các bản dịch của ngài Huyền Trang là một trong những kinh văn đáng tin cậy nhất.
“Tâm kinh” trên tấm bia mới được phát hiện được khắc vào năm 661, ba năm trước khi Huyền Trang viên tịch. Tấm bia sau đó được lưu truyền và bảo quản tại một ngôi chùa Phật giáo ở vùng nông thôn của Bắc Kinh.
Việc đục khắc bản kinh đồ sộ trên tấm bia ở Bắc Kinh đã được khởi xướng bởi Đại sư Tĩnh Uyển, người lo lắng về triển vọng của Phật giáo do nạn chống Phật giáo điên cuồng ở Bắc Ngụy (386-557) và Bắc Chu (557-581). Nhờ vậy đã bảo quản các kinh trên đá ở Phòng Sơn trong bối cảnh triều đại nhà Tùy (581-618).
Sau nỗ lực của tiền nhân, các nhà sư trong chùa đã khắc 3.572 quyển kinh Phật với tổng số hơn 30 triệu từ, được xếp hạng là một trong những thư viện đá lớn nhất và lâu đời nhất hiện nay.
Bình Luận Bài Viết