Một cuộc khảo sát tìm kiếm khảo cổ học đã được bắt đầu vào nửa cuối năm ngoái, được tiến hành bởi 4 chuyên gia đến từ Viện Tây Tạng học của Đại học Tứ Xuyên kết hợp với các đại diện đến từ cục di tích văn hóa và du lịch hạt Markham.
“Hơn 20 người đã tham gia cuộc khảo sát vì các bức khắc đá nằm rải rác ở 8 vị trí thuộc 3 thị trấn của hạt”, He Fanhua, một đại diện của cục di tích văn hóa, cho biết.
“Cục chúng tôi sẽ đề xuất với các đơn vị di tích văn hóa cấp cao hơn tìm các biện pháp bảo vệ các tác phẩm khắc đá”.
Ông He Fanhua cho biết việc bảo vệ là rất quan trọng vì một vài trong 8 di tích này nằm ở vị trí cách xa những ngôi làng gần nhất khoảng 600m.
Nhiều di tích chạm khắc đá đã từng được phát hiện ở hạt Markham trong những năm qua, trong đó có một bức tượng lớn của Phật Vairochana được tìm thấy vào năm 2011 – một trong ba bức tượng lớn nhất ở Tây Tạng.
Zhang Yanqing, còn gọi là Palchen Dorjee, giáo sư tại Viện Tây Tạng học – Đại học Tứ Xuyên, cho hay các tác phẩm khắc đá này có niên đại thuộc về cả triều đại của vua Tây Tạng Trisong Detsan (755-797) và vua Tride Songtsan (798-815).
“Chúng bao gồm các mặt khắc vào vách núi, các tượng khắc tròn, kí tự Tây Tạng cổ và đá Mani”, giáo sư Zhang cho biết.
Các tác phẩm khắc đá phản ánh lịch sử lâu dài của giao lưu văn hóa trong khu vực và bị ảnh hưởng bởi một số phong cách khác nhau từ Ấn Độ đến Trung Quốc, theo giáo sư Zhang.
“Vì chứa đựng cả nghệ thuật Phật giáo và phát hiện lịch sử nên những tác phẩm chạm khắc này có một giá trị lớn lao cần được bảo vệ”, giáo sư Zhang nói.
Bình Luận Bài Viết