- Đẳng 等 là giữ cho tâm được bình an, không để cho lao xao
- Đại định 大定 là đỉnh điểm của quá trình thiền định.
+ Trong Ấn giáo đỉnh điểm này là cấp thứ 8 của Raja Yoga, còn cấp thứ 7 của Raja Yoga là Tĩnh lự (靜慮; P: jhāna; S: dhyāna), còn đối tượng của đỉnh điểm là Thần linh.
+ Trong Phật giáo Bắc tông, đỉnh điểm này là sự hiện bày chân thật bản chất của đối tượng mà hành giả đang quán chiếu.
1. Tam muội với nghĩa hẹp là chỉ cho 3 loại Tam muội là Không, Vô tướng, Vô nguyện. Đây là một trong những tổ hợp cho đặc trưng Tam Pháp Ấn của Phật giáo Bắc tông.
- Không tam muội là Tam muội quán xét nhân và pháp đều Không.
- Vô tướng tam muội là Tam muội lìa bỏ tướng sai biệt.
- Vô nguyện tam muội là Tam muội lìa bỏ ý nghĩa mong cầu.
2. Tam muội với nghĩa rộng thì chỉ cho 4 tâm vô lượng là Từ vô lượng, Bi vô lượng, Hỷ vô lượng, Xả vô lượng.
Các nhà dịch thuật cũ thường lầm 3 từ Tam-ma-địa (P;S: Samādhi => Tam muội; Đẳng trì), Tam-ma-bát-để (P;S: Samāpatti => Đẳng chí, Chính thụ, Chính định, Hiện tiền), Tam-ma-hi-đa (P;S: Samāhita => Đẳng dẫn, Thắng định) và đều dịch là Tam muội.
Về càc kinh Đại thừa có mang tên Tam muội thì gồm: Kinh Bát chu Tam muội, kinh Thủ lăng nghiêm Tam muội, kinh Tuệ ấn Tam muội, kinh Tự thệ Tam muội, kinh Phật ấn Tam muội, kinh Pháp hoa Tam muội, kinh Niệm Phật Tam muội, kinh Nguyệt đăng Tam muội, kinh Kim cương Tam muội ... Ngoài ra, kinh Pháp hoa quyển 1 có nêu tên Vô lượng nghĩa xứ Tam muội; kinh Hoa nghiêm quyển 6 và 44 (bản dịch cũ) thì có: Hoa nghiêm Tam muội, Hải ấn Tam muội, Sư tử phấn tấn Tam muội... kinh Đại phẩm Bát Nhã quyển 3, quyển 5 cũng có thuyết 108 Tam muội, như Thủ lăng nghiêm (Kiện hành) Tam muội, Bảo ấn Tam muội, Sư tử du hí Tam muội ... Ngoài ra, trong các kinh Đại thừa khác thì có từ vài trăm trở lên đến cả nghìn loại Tam muội.
Nói chung trong Phật giáo Bắc tông, việc tu hành cốt yếu là chuyên tâm chú ý ở một chỗ, không để tán loạn mà phải giữ cho tâm an tĩnh. Khi đạt đến trạng thái Tam muội thì liền phát khởi trí tuệ mà khai ngộ chân lý, vì thế khi dùng Tam muội tu hành mà đạt được cảnh giới Phật thì gọi là Tam muội phát đắc hoặc phát định.
Điều này có lẽ đúng với phần đông hành giả của Phật giáo Bắc tông cho rằng lộ trình tu học Phật là Tam học “Giới-Định-Tuệ”, có nghĩa là hành Giới sẽ sinh Định, hành Định sẽ sinh Tuệ. Tuy nhiên, điều này không nghiệm đúng với Phật Thích Ca, bởi trước khi thành đạo thì Sĩ Đạt Ta đã thành tựu đỉnh cao của Định mà lại rời bỏ thầy dạy mình.
Theo tôi nghĩ, Giới-Định-Tuệ là 3 phẩm chất đánh giá kết quả người tu ở bất kỳ tông phái nào (cả ở PG Nam tông và PG Bắc tông), còn lộ trình tu là Văn-Tư-Tu. Hơn nữa, trong kinh điển PG Bắc tông có nói tới Niệm Phật Tam Muội và Niệm Phật Ba La Mật, thì phải chăng Niệm Phật Tam muội là Niệm Phật Định gồm Trì danh niệm Phật, Quán tượng niệm Phật và Quán tưởng niệm Phật mà Tịnh Độ tông khuyến dạy, và Niệm Phật Ba La Mật là Niệm Phật Tuệ duy gồm một cách là Thật tướng niệm Phật ?
Bình Luận Bài Viết